Xu hướng nhập cư tăng mạnh
Chúng ta đang sinh sống ở thời đại dịch chuyển, số người nhập cư và sống ở quốc gia khác nhiều hơn bao giờ hết. Theo số liệu Liên Hợp Quốc, số người lưu trú tại một quốc gia khác nơi mà họ sinh ra đã tăng từ 90 triệu người lên 244 triệu người (tính đến năm 2015).
Có đến 14 % số người trưởng thành trên thế giới – khoảng 700 triệu người – mong muốn tạo dựng cuộc sống tại một quốc gia khác. Những con số này đã phần nào chứng minh nhập cư là xu hướng và cũng là thách thức lớn của thời đại. Các lệnh kiểm soát biên giới, chính sách tị nạn và tăng trưởng dân số, dường như đã thu hút sự chú ý của phần lớn người dân, làm lu mờ đi khía cạnh tính nhân văn trong câu chuyện về nhập cư.
Người nhập cư Úc hạnh phúc top đầu thế giới
Theo báo cáo World Happiness Report (*) (Bảng xếp hạng chỉ số hạnh phúc toàn cầu) phát hành trong tháng 3/2018 đã tìm hiểu sâu sắc về vấn đề “hạnh phúc” trong những xã hội chịu nhiều ảnh hưởng bởi quá trình nhập cư. Kết quả là hầu hết các quốc gia hạnh phúc nhất thế giới đều là những đất nước có tỉ lệ đón di dân cao.
10 quốc gia hàng đầu trên bảng xếp hạng hạnh phúc toàn cầu có tỷ lệ dân số sinh ra ở nước ngoài là 17,2%, gấp đôi mức trung bình trên thế giới. Úc nằm trong top 10, trên tổng số 156 quốc gia, trở thành một trong những đất nước có số người nhập cư hạnh phúc nhất thế giới. (Mời đọc bài viết: Nước Úc có gì thú vị?)
(*) Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu dựa trên cuộc thăm dò Gallup World Poll, nhằm đo lường mức độ hạnh phúc người dân.
Người nhập cư thường có xu hướng trở nên hạnh phúc hơn khi đặt chân đến một quốc gia khác. Chất lượng cuộc sống của họ được báo cáo tăng trung bình 9% sau khi đến sống ở nước mới. Tất nhiên, việc họ hạnh phúc hơn còn liên quan đến các yếu tố cá nhân hoặc các nhân tố khách quan. Ví dụ, một số người rời Vương quốc Anh đến New Zealand trở nên vui vẻ do yếu tố thời tiết. Mức độ hạnh phúc của người nhập cư còn thể hiện được mức độ hạnh phúc ở đất nước sở tại.
Thậm chí, mức độ tích cực trong thái độ sống không chỉ tác động đến bản thân người nhập cư mà còn tác động đến các thành viên trong gia đình của họ tại quê nhà. Những người này đánh giá rằng cuộc sống của họ trở nên tích cực hơn khi có người thân nhập cư ở quốc gia khác. Một trong những lý do có thể giải thích cho điều này là số tiền mà họ nhận được khi các thành viên trong gia đình chuyển đến đất nước khác. Trong năm 2015, lượng kiều hối trên toàn cầu đạt khoảng 500 tỷ đô la Mỹ (647 tỷ đô la Úc).
Vậy, xét về phía những người dân địa phương thì như thế nào? Những người bản địa vốn sinh ra và lớn lên ở Úc sẽ có cái nhìn ra sao về người nhập cư? Đây dường như là câu hỏi “khó trả lời nhất” về mặt xã hội học.
Trên thực tế, không có tác động tiêu cực hay tích cực gì vào mức độ hạnh phúc của người dân địa phương, dựa trên mức độ nhập cư của quốc gia đó. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng thái độ khoan dung của người dân ở nước sở tại sẽ mang lại lợi ích cho cả người nhập cư và người dân bản địa.
Cuộc khảo sát Gallup World Poll gần đây đã tiến hành phát triển Chỉ số chấp nhận tình trạng nhập cư để đo lường phản ứng của công chúng đối với những người mới đến nhập cư. Và không ngoài dự đoán, Úc lại trở thành quốc gia hàng đầu, đứng thứ 7 trên toàn thế giới (trên 140 quốc gia tiến hành khảo sát). Những người trẻ và có học thức tại Úc có xu hướng tích cực đối với vấn đề nhập cư nhất.
Ở các nước có mức độ chào đón người nhập cư nhất. Cả người mới nhập cư và người nhập cư lâu năm đều lạc quan hơn về tương lai của họ so với những nước ít chào đón người nhập cư. Đây cũng là năm đầu tiên Báo cáo Hạnh phúc Toàn cầu xếp hạng các quốc gia theo chỉ số hạnh phúc đến từ riêng người nhập cư mà không trên toàn bộ dân số.
Thủ trướng Úc, Malcolm Turnbull thích gọi Úc là “xã hội đa văn hóa thành công nhất trên thế giới”. Nhận định này của ông đã được chứng minh hoàn toàn đúng.
Nguồn: smh.com.au